Ung thư cổ tử cung là một trong những khối u ác tính thường gặp ở phụ nữ và là bệnh ung thư duy nhất có thể tìm ra nguyên nhân.
Dưới đây là 11 nguyên nhân phổ biến gây bệnh và các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi, rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi.Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV). Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu “yêu”. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị “đánh bật” ra khỏi cơ thể con người trong vòng 12 – 24 tháng. Nhóm phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này. Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45 tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em.
Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV). Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu “yêu”. Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị “đánh bật” ra khỏi cơ thể con người trong vòng 12 – 24 tháng. Nhóm phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này. Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45 tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em.
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
1- Lây nhiễm virus HPV
Có cả thảy hơn 100 loại virus HPV. Tuy nhiên, chỉ khoảng 40 loại có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại được liệt vào hạng “độc” cho sức khỏe, có nguy cơ gây ung thư.
Không chỉ là virus gây u nhú, dẫn đến những bệnh ung thư nguy hiểm, HPV còn là nguyên nhân gây nổi mụn cóc ở bàn tay, bàn chân và sùi mào gà ở vùng hậu môn – sinh dục. Những bệnh này tuy không gây chết người nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, làm người bệnh xấu hổ và giảm chất lượng cuộc sống.
Không chỉ là virus gây u nhú, dẫn đến những bệnh ung thư nguy hiểm, HPV còn là nguyên nhân gây nổi mụn cóc ở bàn tay, bàn chân và sùi mào gà ở vùng hậu môn – sinh dục. Những bệnh này tuy không gây chết người nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, làm người bệnh xấu hổ và giảm chất lượng cuộc sống.
2 – Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình
Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Việc quan hệ tình dục khi tuổi đời còn trẻ hay quan hệ tình dục với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ đều có nhiều mối quan hệ “lằng nhằng”. Ngay cả những người quan hệ một vợ một chồng vẫn phải đối diện với hung bệnh này.
3 – Hút thuốc
Việc phì phèo thuốc lá chưa bao giờ có lợi cho sức khỏe. Khói thuốc độc hại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó bao gồm cả bệnh ung thư cổ tử cung.
4 – Người có hệ thống miễn dịch suy yếu
Ung thư cổ tử cung luôn “trực chờ” để tấn công những người có hệ miễn dục yếu. Đặc biệt là những bệnh nhân mang trong mình virus HIV hay người sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.
5 – Thừa hưởng các yếu tố di truyền
các nhà khoa học đến từ trường Đại học Dược Alber Einstein đã chứng minh rằng phụ nữ sở hữu một số cấu trúc gen di truyền đặc biệt từ thế hệ trước có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa của họ.
6 – Ức chế, căng thẳng tinh thần kéo dài
Nguyên nhân này đã được các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Fox Chase chứng minh bằng các công trình nghiên cứu thuyết phục. Việc phụ nữ thường xuyên sống trong tâm trạng ức chế thần kinh, stress trầm trọng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì vậy, để có thể “tránh xa” căn bệnh này, phái đẹp nên sống lạc quan, vui vẻ. Điều này không chỉ góp phần tăng cường sức khỏe cho chị em mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
7 – Sinh con khi tuổi đời còn trẻ
việc tiến hành sinh con trước 17 tuổi sẽ góp phần đẩy các bé gái vào “vòng xoáy” của căn bệnh này. Lý do là ở độ tuổi này cơ quan sinh dục, sinh sản của các em chưa phát triển hoàn thiện cũng như thiếu kiến thức trong vấn đề vệ sinh.
8- Sinh đẻ “sòn sòn”
Các bà mẹ có ba trở lên có tỷ lệ mắc ung thư cao gấp đôi so với những phụ nữ không có con.
9 – Lạm dụng thuốc tránh thai
Thứ “vũ khí” đắc lực này giúp chị em không canh cánh nỗi lo sinh con ngoài ý muốn tuy nhiên lại mang lại những tác dụng phụ liên quan đến ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nên lựa chọn các biện pháp tránh thaian toàn khác thay vì sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài.
10 – Có tiền sử mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác
Nếu như trước đây bạn từng chịu sự phiền toái bởi các bệnh như Chlamydia, lậu hay giang mai thì bạn cũng nên đề cao cảnh giác đối với ung thư cổ tử cung – các nhà khoa học trường Đại học Y Nam Carolina khuyến cáo.
11 – Điều kiện kinh tế gia đình thấp
Dù khó tin nhưng đây lại là sự thật đã được các nhà nghiên cứu trường Đại học King London nước Anh khẳng định. Con số thống kê cho thấy những quý cô, quý bà giàu có thường ít mắc căn bệnh này hơn so với những phụ nữ không có tiềm lực kinh tế. Lý giải hiện tượng này, các bác sĩ cho rằng những người lắm tiền có xu hướng quan tâm sức khỏe bản thân nhiều hơn. Họ sẵn sàng bỏ thời gian và tiền bạc ở các phòng khám phụ khoa định kỳ.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung
Các dấu hiệu khác thường dưới đây sẽ cảnh báo giúp bạn phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh:
Giai đoạn tiền ung thư thường không có triệu chứng.
Sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng:
Sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng:
- Huyết trắng dai dẳng, có mùi hôi hoặc có vấy một chút máu
- Chảy máu bất thường trong âm đạo
- Bạn bị chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt bình thường
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc khám bệnh
- Chảy máu trong suốt thời gian dài, rong kinh
- Chảy máu nhiều sau thời kì mãn kinh
- Vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau
- Cảm giác đau sau khi làm “chuyện ấy”Khi bệnh nặng, có chảy dịch nhiều lẫn máu từ âm đạo, kèm với đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc ở chân. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quản.Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
Khám phụ khoa đều đặn để kiểm tra cơ thể hoặc bất kì triệu chứng gì bất thường khiến bạn lo lắng sẽ giúp bạn phát hiện được ung thư cổ tử cung sớm và có phác đồ điều trị thích hợp.
Khám phụ khoa đều đặn để kiểm tra cơ thể hoặc bất kì triệu chứng gì bất thường khiến bạn lo lắng sẽ giúp bạn phát hiện được ung thư cổ tử cung sớm và có phác đồ điều trị thích hợp.
Kiểm tra và thực hiện xét nghiệm Pap smear
Khám phụ khoa thông thường giống như việc chèn một dụng cụ nhỏ, gọi là mỏ vịt, nhẹ nhàng vào âm đạo để giữ mở bức tường âm đạo, dễ dàng kiểm tra cổ tử cung và bên trong âm đạo của bạn có các dấu hiệu chảy máu, khí hư hay bất thường khác.Xét nghiệm Pap smear không gây đau nhiều, là một thủ thuật nhỏ lấy các tế bào mẫu từ bề mặt cổ tử cung bằng tăm bông hoặc dụng cụ y tế cho phép, sau đó được gởi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Các tế bào hình dạng bất ổn (dysplastic) hoặc các tế bào ung thư sẽ dễ dàng được phát hiện. Các chị em phụ nữ nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap vào khoảng 3 năm sau lần giao hợp đầu tiên và sau đó lặp lại hàng năm.Ngoài ra, bạn có thể thực hiện thêm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như:Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ quan sát cổ tử cung nhằm kiểm tra bất thường trong đó.Sinh thiết cổ tử cung: Trong quá trình sinh thiết, một mẫu nhỏ mô trong cổ tử cung được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định sớm các mầm bệnh chứa tế bào ung thư.Nạo kênh cổ tử cung hoặc khoét chóp cổ tử cung giúp xác định type HPV gây bệnh cho tế bào phủ trên bề mặt, thường gặp nhất là type: 6, 11, 16, 18, 42, 43, 44, 31, 33, 35, 45, 51, 52, 56 (có 4 type chính là 16, 18, 31, 45).Có thể điều trị ung thư cổ tử cung với hiệu quả tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bạn cũng hoàn toàn phòng ngừa nhiễm HPV bằng cách dùng vaccin nếu chưa bị nhiễm loại virus này. Nên đi khám phụ khoa định kì, làm xét nghiệm và điều trị đúng mức các tổn thương tiền ung thư.
No comments:
Post a Comment