Bơi lội dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp với môn thể thao này, bạn hãy lưu ý xem cơ thể và tình trạng sức khỏe của mình có thích hợp hay không.
Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thiếu hiểu biết về nó, người tập có thể gặp nhiều sự cố nguy hiểm khi xuống nước, chẳng hạn như chuột rút, đuối sức, rét lạnh thứ phát...
Phụ nữ đến ngày "đèn đỏ" không nên đi bơi. |
Không chỉ vậy, bơi lội dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp với môn thể thao này, bạn hãy lưu ý xem cơ thể và tình trạng sức khỏe của mình có thích hợp hay không, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.
Những người không nên đi bơi
- Phụ nữ đang bị viêm âm đạo - những địa điểm bơi lội công cộng như hồ bơi hay bãi biển có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng, nấm do chất thải từ môi trường và cơ thể người tiết ra.
Việc ngâm mình trong nước trong thời gian dài không chỉ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập vùng kín mà còn khiến độ pH bên trong âm đạo bị thay đổi.
- Phụ nữ đến ngày "đèn đỏ" - dù băng vệ sinh dạng nút có thể giúp bạn tự do bơi lội dưới nước nhưng vẫn không thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn tới âm đạo.
Đặc biệt, với những ngày này, cổ tử cung phải mở rộng hơn bình thường để cho máu kinh thoát ra nên mầm bệnh và vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vùng kín hơn. Vì thế, dù có muốn bơi lội thế nào đi nữa, chị em cũng nên chờ tới ngày “bình thường” để âm đạo sạch sẽ hơn.
- Những người hen suyễn không nên đi bơi. Bởi khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh, bệnh nhân hen rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
- Người mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
- Những người đang bị cảm cúm, viêm tai giữa tái phát cũng không nên đi bơi vì bệnh sẽ có nguy cơ nặng thêm.
- Nếu bị các bệnh ngoài da, viêm sưng thì cần trị dứt bệnh thì mới đi bơi để tránh lây nhiễm cho người khác;
- Người bị bệnh tim mạch khi đi bơi cần có sự chỉ định và giám sát chặt của người có chuyên môn.
- Người lớn tuổi nên chọn kiểu bơi phù hợp, kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi bơi, theo dõi mạch đập thường xuyên và tập luyện theo chế độ bơi phù hợp để tránh đột quỵ;
- Trẻ em đi bơi cần có sự giám sát và giúp đỡ của người lớn.
Người mới học bơi nên lưu ý điều gì?
- Những người mới tập bơi không nên nóng vội, hối thúc thầy dạy nhanh hoặc ngày nào cũng tập, vì nếu quá gấp gáp, kỹ năng bơi sẽ khó hoàn chỉnh dẫn đến bơi không đúng tư thế về sau.
Những gì thuộc về kỹ năng cần có thời gian để định hình. Vì vậy nên tập cách bơi nhật để cơ thể vừa làm quen vừa có thời gian nghỉ, đồng thời cũng giảm bớt chi phí cho người tập.
Ngày nào cũng tập, bạn càng mua thẻ nhiều hơn nhưng kết quả cũng không nhanh hơn tập cách nhật. Thông thường, bạn cần khoảng 3 tháng để học môn bơi đầu tiên.
Khi đã có thể bơi liên tục 50m, biết đứng nước nghĩa là bạn đã biết bơi. Lúc này, bơi liên tục mỗi ngày sẽ giúp bạn rèn luyện cơ thể, sức khỏe tốt hơn.
- Người mới tập nên tìm các trung tâm uy tín để học, vì nếu ngay từ ban đầu bơi không đúng kỹ thuật về sau sẽ rất khó sửa. Cần chuẩn bị dụng cụ cần thiệt ngay từ ban đầu: đồ bơi, nón bơi, kính bơi…
- Người mới tập bơi phải khởi động một số động tác vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của giáo viên dạy bơi. Trong quá trình bơi nên uống nước vừa phải để tránh mất nước (gây mệt nhanh cho cơ thể).
Sau khi bơi nên nghỉ ngơi, thư giản cơ thể. Tuyệt đối không được ăn no ngay trước khi bơi. Sau khi bơi nên ăn nhẹ với thức ăn dễ tiêu. Chỉ được phép ăn no trước khi bơi và sau khi bơi khoảng 1h trở lên.
No comments:
Post a Comment